Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tu tập

có nghĩa là sửa đổi tâm tánh, thiện xảo trong các pháp thực hành, biết linh động khi thực hành cho phù hợp trong mọi tình huống, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh…
là dùng ý thức tư duy, suy nghĩ cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, v.

... rồi chọn lựa câu tác ý cho hợp với đặc tướng của mình, hoặc chọn lựa những hành động nội ngoại của thân, để tạo thành niệm. Nhờ nương niệm ấy tu tập tỉnh giác, nhờ tỉnh giác an trú thân tâm, nhờ an trú thân tâm mới xả ly tham, sân, si, mạn, nghi được.

Tu tập có nghĩa là sửa đổi tâm tánh, thiện xảo trong các pháp thực hành, biết linh động khi thực hành cho phù hợp trong mọi tình huống, mọi tâm trạng, mọi hoàn cảnh. Chữ tu tập của Phật giáo có nghĩa là tu sửa đổi những lỗi lầm, để không còn lỗi lầm nữa, để từ bỏ thói hư tật xấu, để từ người xấu trở thành người tốt, để từ phàm phu trở thành Thánh nhân, nghĩa là thực hành nhưng thực hành rất linh động nhằm thực hiện đạo đức làm người, làm Thánh.

Tu tập không có nghĩa là ngồi thiền, gõ mõ tụng kinh, niệm chú, niệm Phật. Từ xưa đến nay, người ta hiểu hai chữ tu tập là phải theo một tôn giáo nào và tu tập để thành Tiên, thành Phật, để được sinh về cõi Trời, cõi Phật, cõi Cực Lạc Tây Phương, chứ không mấy ai lưu ý tu là sửa sai những lỗi lầm, ngăn ngừa các ác pháp và diệt trừ các ác pháp để cho tâm được thanh thản, nhẹ nhàng, an lạc, v.

... Tu tập là xả những chướng ngại pháp, còn giải quyết công việc mà dùng tri kiến giải thoát thì cũng như tu tập xả tâm không có gì khác đâu. Tu theo đạo Phật là sống xả tâm cho hết lậu hoặc, chứ không tu tập cái gì.

Lậu hoặc còn là còn tu tập; lậu hoặc hết là hết tu tập; hết tu tập là chứng quả, đang tu cũng thấy giải thoát, chứng quả cũng thấy giải thoát. Tu tập là triển khai tri kiến giải thoát. Trí tuệ giải thoát là do huân tập sự hiểu biết giải thoát, từ đó ly tham, sân, si, mạn, nghi đều bằng tri kiến hiểu biết.

Muốn đoạn diệt sự khổ đau của kiếp người thì phải bằng trí tuệ. Pháp đầu tiên mới vào tu tập là pháp môn Bảy Giác Chi, gồm có:

1- Trạch Pháp Giác Chi,

2- Niệm Giác Chi,

3- Tinh Tấn Giác Chi,

4- Khinh An Giác Chi,

5- Hỷ Giác Chi,

6- Định Giác Chi,

7- Xả Giác Chi.

(phải hiểu và phân biệt cho rõ ràng sự khác biệt giữa Bảy pháp Giác Chi và Bảy năng lực Giác Chi). Khi bắt đầu vào pháp tu tập thì phải sử dụng pháp Bảy Giác Chi, trong đó Trạch Pháp Giác Chi là pháp môn tu tập thứ nhất và pháp như lý tác ý đi song hành theo bảy trường hợp xả tâm.

Pháp tu cuối cùng để nhập các định và thực hiện Tam Minh là tu bảy năng lực Giác Chi.

Gợi ý